Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Nộp thuế cho Xê-da ( Mt 22, 15-22)

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen

Nộp thuế cho Xê-da

(15) Bấy giờ những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Ðức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy.

(16) Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hêrôđê, đến nói với Ðức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. (17) Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?"

(18) Nhưng Ðức Giêsu biết họ có ác ý, nên Người nói: "Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! (19) Ðưa đồng tiền nộp thuế cho tôi coi!" Họ liền đưa cho Người một đồng bạc. (20) Và Người hỏi họ: "Hình và danh hiệu này là của ai đây?" (21) Họ đáp: "Của Xêda". Bấy giờ, Người bảo họ: "Thế thì của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa". (22) Nghe vậy, họ ngạc nhiên và để Người lại đó mà đi.



Đây là lần đầu tiên bọn biệt phái và phe Hêrôđê liên kết với nhau tưởng rằng sẽ mưu cầu đại sự, ai ngờ chỉ nhằm loại bỏ Chúa Giêsu bằng cách gài bẫy Ngài trước một vấn đề xem ra nan giải: Có được phép nộp thuế cho César hay không? Nêu lên câu hỏi này, bọn biệt phái chỉ chờ câu trả lời có để ghép tội Chúa Giêsu là kẻ chống phá tôn giáo, đi với đế quốc. Trong khi phe Hêrôđê thì lại chờ câu trả lời không để xếp Ngài vào số những kẻ thù địch với chính quyền. Nhưng thật bất ngờ đến độ chưng hửng, Chúa Giêsu không những đã vạch trần thủ đoạn nham hiểm của họ, mà còn đẩy họ tới chỗ phải chịu trách nhiệm về những chọn lựa của mình. Ngài nói: Của César hãy trả cho César. Đây là một sự kiện thực tế bởi vì họ tiêu dùng tiền Rôma thì cũng phải đóng thuế cho Rôma. Quyền lợi đi liền với nghĩa vụ. Nộp thuế cho César không phải là một hành vi phạm thánh như bọn biệt phái cố tình dàn dựng, nhưng là một hành động hợp lý với những ai có ý thức xã hội.
Vượt trên vấn nạn của kẻ thù, Chúa Giêsu còn mời gọi họ bước tới với trách nhiệm tôn giáo. Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa Xung quanh chúng ta có cái gì không phải là do Ngài tạo dựng nên. Cả vũ trụ cũng tiềm tàng dấu ấn của Thiên Chúa: đất, rừng, sông biển, không khí, tài nguyên và muôn sinh vật. Hãy trả lại cho Thiên Chúa vũ trụ trong lành, hiền hậu, nghĩa là trả lại cho con người món quà Ngài đã tặng. Hình ảnh nổi bật nhất là con người. Mỗi người chúng ta đã được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài Từ khi được thụ thai trong lòng mẹ, con người có những đức tính giống Thiên Chúa, nếu mỗi ngày biết trau dồi phát triển thêm, thì con người càng trở nên giống Chúa hơn.. Mỗi người có một giá trị riêng biệt; nhưng như Ba Ngôi là một, Thiên Chúa sáng tạo chúng ta khác nhau, là để chúng ta cần đến nhau, bổ túc cho nhau, tạo nên sự hiệp nhất và cùng nhau xây dựng cuộc sống phong phú và hạnh phúc. Nhưng, sống trong thế giới đầy tham vọng , tham vọng quyền lực , tham vọng tiền bạc, tham vọng tình dục. , cả những tham vọng trong tôn giáo, khó có ai có thể không bị tham vọng nào đó phủ lên người mình một lớp dầy hay mỏng làm mờ đi hình ảnh của Thiên Chúa, tham vọng che lấp lương tâm, con người không cần đến nhau , không sống hiệp nhất nhưng là chia rẻ, tranh quyền đoạt vị . Hãy trả lại sự trong sáng của lương tâm, trả lại hình dáng của Thiên Chúa nơi con người của chúng ta . 
Hình ảnh của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa là sống như Chúa để hình ảnh Thiên Chúa được thể hiện sống động nơi con người ta. Sống như Chúa là hãy có tình yêu thương phục vụ. Vì Chúa đã dạy: “Như Thày đã rửa chân cho các con, các con cũng hãy rửa chân cho nhau”. Sống như Chúa là hãy có lòng hiền lành khiêm nhường. Vì Chúa đã dạy: “Hãy học cùng Thày, vì Thày hiền lành và khiêm nhường trong lòng” Sống như Chúa là hãy tha thứ, không phải chỉ tha thứ 7 lần mà đến 70 lần 7. Sống như Chúa là hãy có tình yêu tự hiến. Quên mình vì hạnh phúc của người khác. Muốn được như vậy chúng ta phải canh tân mỗi ngày , bồi bổ tâm linh hằng ngày bằng cách thường xuyên tham dự thánh lễ vì Bí tích Thánh Thể trong thánh lễ làm cho lòng trí ta tự nhiên hướng về bữa Tiệc Ly, cuộc Khổ Nạn và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Qua đó ta thấy đầy đủ rõ nét nhất về tính cách của Đức Giêsu , con Thiên Chúa , Chúa chúng ta : phục vụ , tận hiến, hiền lành và khiêm nhường cam lòng chịu kết án oan ức, chịu sỉ nhục, chịu hành hạ chịu chết mà chẳng một lời oán thán., tha thứ “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ lầm không biết” và siêu nhiên một tình yêu vượt không gian, vượt thời gian “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày” Vì thế đây cũng là cách thực hàng đức vâng lời, là dịp để Chúa soi rọi con người ta trở nên giống Chúa hơn. Sống như thế, ta trở nên hình ảnh sống động của Thiên Chúa giữa trần gian.
Con người của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa là sống đời sống chiêm niệm , hiến dâng mình cho Thiên Chúa , là nhìn nhận quyền bính của Ngài trên đời ta, xin làm khí cụ bình an của Người. Và chúng ta cũng không quên sống yêu thương , mời gọi mọi người đừng lấy đi những gì của thiên Chúa nơi mình. Sống như thế là ta trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.

Ước gì chúng con biết siêng năng tham dự thánh lễ để qua đó chúng con được tiếp nhận lương thực tâm linh của con để con có khả năng sống vì Chúa , nên giống Chúa hơn mỗi ngày
Ước gì chúng con đọc được tên Thiên Chúa, tên Ðức Giêsu trên những người chúng con gặp, những biến cố dù lớn hay nhỏ, dù lành hay dữ trong đời sống chúng con mỗi ngày.
Ước gì mọi người , nhất là những người thuộc về Chúa, đừng ai lấy đi những gì của thiên Chúa nơi mình , nhất là sự sống , dù sự sống chính mình , sự sống bé nhỏ thuộc về mình .- Amen.







Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Dụ ngôn tiệc cưới ( Mt 22, 1-14)

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen

Dụ ngôn tiệc cưới

(1) Ðức Giêsu lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: (2) Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. (3) Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. (4) Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: "Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!" (5) Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, (6) còn những kẻ khác lại bắt các đây tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. (7) Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành phố của chúng. (8) Rồi nhà vua bảo đầy tớ: "Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. (9) Vậy các ngươi đi ra các nẻo đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới". (10) Ðầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.

(11) "Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, (12) mới hỏi người ấy: "Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?" Người ấy câm miệng không nói được gì. (13) Bấy giờ, nhà vua bảo những người phục dịch: "Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng! (14) Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít".

Đức Giêsu trình bày với chúng ta một Thiên Chúa làm đám cưới cho con trai mình: đây là câu chuyện đẹp nhất trần gian, là câu chuyện liên quan đến Đức Giêsu, Người đã cưới một hôn thê mà Người yêu say đắm: hôn thê đó là nhân loại. Hình ảnh hôn lễ này như “một sợi chỉ vàng" xuyến suốt toàn bộ Kinh Thánh. Vâng, từ đầu này đến đầu kia của mạc khải, những quan hệ của Thiên Chúa với nhân loại là một "Giao ước" một "Lễ cưới". Quan niệm tôn giáo như những chân lý phải tin và những quy tắc về đạo đức phải tuân thủ thì không đúng lắm về Thiên Chúa Giáo, Thiên Chúa Giáo thật sự là một câu chuyện tình yêu, một hôn ước vĩnh cửu , tình yêu muôn thuở của Thiên Chúa và nhân loại. 
Trong tin mừng hôm nay, đám cưới của hoàng tử, quan khách được mời trước là dân Do Thái, và họ đã từ khước , quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn,  . Những đầy tớ được sai đi mời là các tiên tri thì bị ngược đãi Những đầy tớ được sai tiếp theo là các tông đồ, có nhiệm vụ chiếu tỏa ánh sáng Tin mừng để dẫn đưa mọi người tới niềm hạnh phúc Nước Trời. Nhưng chẳng những họ không thèm nghe để đón nhận Nước Trời, mà còn giết các ngôn sứ và cả Đức Giê-su nữa. Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành phố của chúng ,vì vậy Do Thái đã bị đế quốc Rô-ma xóa tên trên bản đồ thế giới vào năm 70 sau công nguyên. 
Đến ngày cưới, ngày chung cuộc, ngày phán xét,  vua tập hợp tất cả mọi người trên mọi nẻo đường , mọi thành phần tốt cũng như xấu xa , lúc bấy giờ nhà vua tiến vào và phán xét mọi người .Phong tục thời ấy coi như sỉ nhục việc vào dự một bữa tiệc cưới mà không mặc y phục xứng hợp, vì là thực khách ở khắp mọi nẻo đường , là những lao động thường dân nên nhà vua cấp luôn cho y phục lễ cưới . Y phục lễ cưới lại chính là điều kiện tối thiểu để được dự tiệc cưới , nhưng có một số người vì bất cẩn để lạc mất Y phục lễ cưới hay bvấy bẩn nên không mặc đi dự tiệc cưới của hoàng tử, họ đã bị khước từ. Trong bài Tin Mừng này Đức Giêsu không muốn nói đến những y phục sang trọng, Người muốn nói đến điều kiện để vào nước trời là sự đổi mới cần phải có của những thực khách này. Đổi mới , từ bỏ vẻ khắc khổ đau buồn của người lao đồng thấp hèn mặc vào vẻ mặt hân hoan vui mừng vì đã được nhà vua mời vào dự tiệc cưới hoàng tử. Đổi mới , từ bỏ lòng vị kỷ cá nhân mặc vào lòng bác ái vị tha vì đã được nhà vua ban ơn no đầy. Đổi mới, từ bỏ sự hiềm khích, vô ơn, bất chính, mặc vào  tình yêu thương chân chính và lòng biết ơn vì đã được vua công chính, vua tình yêu thương tin tưởng và coi trọng, nâng đỡ lên hàng khách mời của Người. Đổi mới, từ bỏ sự hờ hửng vô tâm mặc lấy lòng nhiệt thành tâm quyết vì Người đã đến tận bàn tiệc để thăm hỏi, nhiệt thành đáp trả nhiệt thành,  tình yêu đáp trả tình yêu. Vì thế, mặc y phục tiệc cưới là mặc lấy tinh thần mới hân hoan yêu đời và trọn lành như Chúa Cha trọn lành.  
Chúng ta không là người Do Thái, mà là người thuộc những dân tộc khác vốn bị người Do Thái coi là dân ngoại. Vì thế, trong dụ ngôn này, chúng ta thuộc thành phần những người ở ngoài đường được mời vào dự tiệc, tức được Thiên Chúa mời gọi tham dự mầu nhiệm Nước Trời. Chúng ta đã đáp lại lời mời gọi ấy qua bí tích rửa tội, vì thế, chúng ta thuộc về Giáo Hội của Đức Giê-su, Chúng ta đang ở giai đoạn “đã bước vào bàn tiệc cưới nhưng chưa bắt đầu dự tiệc”. Trước khi bữa tiệc bắt đầu, nhà vua còn phải vào phòng tiệc và quan sát khách dự tiệc: ai không có y phục lễ cưới thì bị loại ra ngoài. Vì thế, muốn tham dự tiệc cưới, được mời vào chưa đủ, mà còn phải bận y phục cho thích hợp. Chúng ta , những Kitô hữu là những thực khách được mời dự tiệc và đã được nhận lãnh y phục lễ cưới (tấm áo trắng ngày chịu phép Rửa) Chúng ta thường xuyên được Chúa mời dự tiệc Thánh Thể, chúng ta đã đáp trả như thế nào ? thờ ơ lãnh đạm như dân Do Thái xưa không đi dự tiệc vì quá nhiều bận rộn trong đời sống, hay chúng ta đi dự tiệc mà không mặc y phục lễ cưới, y phục phẩm hạnh của bàn tiệc mà Chúa Giêsu đòi hỏi; y phục của lòng tin, cậy, mến; y phục của lòng ăn năn sám hối và sự kính trọng đối với Thiên Chúa. Rất nhiều khi chúng ta đã coi thường bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta đến nhà Chúa với một tâm hồn không chuẩn bị gì, chẳng có tâm tình cầu nguyện, và cũng không chịu lắng nghe lời Chúa, đó là không mặc y phục lễ cưới . Lời Chúa hôm nay cảnh cáo thái độ khinh thường đó rằng: “Trói chân tay nó lại, ném nó vào nơi khóc lóc nghiến răng! Vì những kẻ được mời gọi thì nhiều, còn những người được chọn thì ít” . Chúng ta là những thực khách y phục chỉnh tề đi về nhà Cha dự tiệc Thánh Thể, và từ bàn tiệc Thánh Thể này đến bàn tiệc Thánh Thể khác, chúng ta sẽ càng ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và đủ điều kiện để một ngày kia tham dự vào bàn tiệc thiên quốc. 
Hơn thế nữa, chúng ta còn là những gia nhân của Chúa, chúng ta có bổn phận thực thi ý Chúa, kêu mời những người khác còn ở ngoài đường trở về bàn tiệc của Chúa qua những hoạt động tông đồ và truyền giáo. Thiên Chúa muốn rằng mọi người đều được dự tiệc vì phòng tiệc thì lúc nào cũng còn chỗ. Những kẻ còn ở ngoài đường, còn ở ngoài Giáo Hội, đó là những anh em lương dân chưa nhận biết Chúa, nhất là những người khổ đau và túng thiếu, Chúa muốn họ được hưởng được sự dịu ngọt tình thương của Chúa và tiệc cưới chính là niềm hạnh phúc Nước Trời mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho họ

Lạy Cha, xin cho con luôn ý thức rằng con mang danh hiệu con cái Cha, xin Cha thánh hóa con mỗi ngày để con được xứng đáng hơn với tình yêu của Cha dành cho con , và con cũng nhớ rằng con có bổn phận kêu mời những người khác còn ở ngoài đường trở về bàn tiệc của Chúa.

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Suy niệm về tá điền sát nhân

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen

Vườn nho nước trời, Thiên Chúa là chủ vườn nho, Ngài đã lo cho vườn nho rất kỹ, rào giậu và có cả tháp canh để bảo vệ, quan phòng vườn nho, bồn đạp nho, tạo điều kiện cho nho trở nên hữu ích về lâu về dài. Tất cả mọi thứ Ngài tạo ra Ngài thấy đều tốt đẹp , Ngài giao lại cho những người Ngài đã tin tưởng để chăm nom vườn nho, những người tá điền, những thượng tế, kỳ mục .. Thế nhưng, những tá điền đã phụ lòng tin của chủ, họ phản chủ . Các đầy tớ là các ngôn sứ được Thiên Chúa phái đến đều bị ngược đãi hoặc giết chết. Cuối cùng là con một của chủ vườn nho đến, họ chẳng những không kiêng nể con ông, trái lại còn giết luôn người con ấy. Trong Tin Mừng này có phải chăng Đức Giêsu một lần nữa tiên báo về cái chết của Người.. Đức Giêsu đến trần gian và bị con người loại trừ và giết chết,  là điều Người đã biết trước nhưng Ngài vẫn chấp nhận. Điều đó cho thấy Người luôn nhẫn nại và yêu thương con người cho dù Ngài biết trước tình yêu ấy sẽ bị con người phản bội, chối từ và loại trừ chính ngay ở những người Người tin tưởng và đặt làm quản lý . Những tá điền ở đây đã phụ lòng tín nhiệm của ông chủ, họ đã lạm dụng sự tự do ông chủ ban cho để tìm lợi lộc riêng, lòng tham không đáy, ngày lại ngày chồng chất lên, đến một lúc họ muốn chím đoạt luôn vườn nho , không có ông chủ nào khác ngoài họ ra., không có Thiên Chúa nào ở đây, tất cả đều do họ và của họ."Ðứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!"
Cũng có thể ghĩ rằng , mỗi người chúng ta là một tá điền mà Thiên Chúa trao phó cho một vườn nho, là thân xác, là sức khỏe, là trí khôn, là may mắn, thuận lợi cũng như khó khăn trong đời sống và chúng ta có bổn phận phải đem hoa lợi về cho Chúa. (Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi.) Mỗi người được Chúa trao ban cho một vốn khác nhau kẻ nhiều , người ít, không ai giống ai cả, nhưng ai cũng phải làm lợi ra với số vốn này. Chúng ta không giống nhau về khả năng và điều kiện, nhưng giống nhau về ơn gọi, ơn gọi làm con Thiên Chúa , ơn gọi phát triển nước trời, ơn gọi làm muối men cho đời.
Muối men cho đời , từng thành phần nhỏ của muối len lỏi vào mọi nơi trong xã hội , mọi vị trí , dù là cao hay thắp, dù là lãnh đạo hay phó thường dân, vị trí nào cũng chỉ là vị mặn của muối , thắm đượm tình người. Từng bước một , từng người một, từng ngày một vị măn của muối lan tỏa Đó là nguyên tắc của muối, chúng ta cũng cần trung tín trong việc nhỏ bé trước, không ai có thể làm được việc lớn mà chưa từng làm được những việc nhỏ . Nếu chúng ta không trung thành trong việc nhỏ thì không ai tin tưởng trao cho chúng ta việc lớn hơn không có việc gì quá nhỏ mà không đáng làm. Khi chúng ta nhìn ra giá trị của những điều bình thường trong cuộc sống, chúng ta s khám phá được sự cao cả phi thường mà Thiên Chúa cất giấu trong đời sống chúng ta. Chúng ta vì Chúa, vinh danh Chúa mà siêng năng chu toàn bổn phận dù nhỏ nhặt của đời mình theo gương của thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, gương của gia đình Nazareth kính yêu là chúng ta đã tạo ra nhiều hoa lợi để dâng lên Chúa.

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn trung thành với Người và biết sinh hoa lợi cho Người bằng việc chu toàn bổn phận của mình trong gia đình, trong cơ quan, với những người chúng con được tiếp xúc, một cách bền bỉ , không kêu than - Amen.



 

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Ðức Giêsu nói về thượng tế và kỳ mục ( Mt 21, 23-46)

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen 

Câu hỏi về quyền bính của Ðức Giêsu

(23) Ðức Giêsu vào Ðền Thờ, và trong khi Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ mục trong dân đến gần Người và hỏi: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?" (24) Ðức Giêsu đáp: "Còn tôi, tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi; nếu các ông trả lời được cho tôi, thì tôi cũng sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. (25) Vậy, phép rửa của ông Gioan do đâu mà có? Do Trời hay do người ta?" Họ mới nghĩ thầm: "Nếu mình nói: "Do Trời", thì ông ấy sẽ vặn lại: "Thế sao các ông lại không tin ông ấy?" (26) Còn nếu mình nói: "Do người ta", thì lại sợ đám đông, vì ai nấy đều cho ông Gioan là một ngôn sứ". (27) Họ mới trả lời Ðức Giêsu: "Chúng tôi không biết". Người cũng nói với họ: "Tôi cũng vậy, tôi không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy".

Dụ ngôn hai người con

(28) Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho". (29) Nó đáp: "Con không muốn đâu!" Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. (30) Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: "Thưa ngài, con đây!" nhưng rồi lại không đi. (31) Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?" Họ trả lời: "Người thứ nhất". Ðức Giêsu nói với họ: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. (32) Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy".

Dụ ngôn những tá điền sát nhân

(33) Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: "Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. (34) Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. (35) Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. (36) Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. (37) Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: "Chúng sẽ nể con ta". (38) Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Ðứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!" (39) Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. (40) Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" (41) Họ đáp: "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông". (42) Ðức Giêsu bảo họ: "Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao?
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ
lại trở nên tảng đá góc tường.
Ðó chính là công trình của Chúa,
công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta. 
 (43) Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi. [(44) Ai ngã xuống đá này, kẻ ấy sẽ tan xương; đá này rơi trúng ai, sẽ làm người ấy nát thịt ]". 
(45) Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ. (46) Họ tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ đám đông, vì đám đông cho Người là một ngôn sứ.

Từ những việc làm của Đức Giêsu, như đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền Thờ, làm cho cây vả chết khô vì không có trái, rồi những bài giảng ám chỉ những sai trái của người It-ra-en, đặc biệt của mấy ông Thương tế và Kỳ mục đã làm cho họ tức giận. Họ chất vấn Người lấy quyền gì mà làm những việc có tính khiêu khích như vậy?
Bằng câu hỏi phép rửa của ông Gioan do đâu mà có? Người đã lật ngược thế cờ, từ người bị bắt bí trở thành người bắt bí , họ phải yên lặng chấp nhận , nhưng Đức Giêsu đã tiếp tục dùng dụ ngôn để chuyển tải cái nhìn của Người về họ và cảnh cáo những thế lực của It-ra-en đang tìm cách chống đối Người. 
Dụ ngôn hai người con : Đức Giê-su dẫn ra hai người con được người cha sai làm vườn nho: Người con thứ nhất trả lời là không đi, nhưng anh lại đi làm, còn người con thứ hai trả lời là đi làm, nhưng anh lại không đi làm. Theo như chính Đức Giê-su giải thích, người con thứ nhất là những người thu thuế, tội lỗi, gái điếm, những người ngoại giáo đang bị người It-ra-en khinh miệt, thì lại được vào Nước Trời; còn người con thứ hai là những người có địa vị, trung thành với Lề luật, bề ngoài đạo đức, như những ông Kinh sư, Biệt phái, Thượng tế, Kỳ mục tất cả đều bị loại. Các ông thưa "có" với Chúa nhưng các ông đã từ chối trong hành động, hành động và việc làm bất nhất, người ta có nói không, không nói có, Họ nói rất hay, rất đạo đức nhưng lại làm những việc bất chính, gian tham. Chúa đã cảnh cáo với loại người này: "Không phải ai thưa lạy Chúa! lạy Chúa mà được vào Nước Trời đâu".
Phần thưởng Nước Trời được quyết định vào kết quả sau cùng, dù trước đó họ không biết, hay từ chối Người, “Ta bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Trời trước các ông" 
Rồi Đức Giêsu nói thêm một dụ ngôn nữa Dụ ngôn những tá điền sát nhân , Người nói về cách các ông Thượng tế , Kỳ mục người Pharisêu đã đối xử với các ngôn sứ khi xưa Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. cũng như với Đức Giêsu, Con Người sau này "Ðứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!" 
Cuối cùng Người cứng rắn tuyên bố : Tảng đá người thợ xây loại bỏ trở nên tảng đá góc tường. Ai ngã xuống đá này, kẻ ấy sẽ tan xương; đá này rơi trúng ai, sẽ làm người ấy nát thịt"
Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.  
Các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ, đây cũng là một trong những lý do đưa Người lên đồi Canvê. Và từ đấy dân Israen không còn có đặt ân là dân riêng của Người nữa mà là Hội Thánh - dân riêng của Người
 Lạy Chúa, trong đời chúng con không ít lần đã vâng dạ với Người rồi thôi quên đi trong cái mớ bồng bông của cuộc sống nên không làm gì hết, xin Chúa thương tha và cho chúng con biết hối hận và làm theo ý Người .

"Ðứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!"

  

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Cây vả không ra trái ( Mt 21, 18-22)

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen

Cây vả không ra trái

(18) Sáng sớm, khi vào thành, Người cảm thấy đói. (19) Trông thấy cây vả ở bên đường, Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!" Cây vả chết khô ngay lập tức. (20) Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: "Sao cây vả lại chết khô ngay lập tức như thế?" (21) Ðức Giêsu trả lời: "Thầy bảo thật anh em, nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều Thầy vừa làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có bảo núi này: "Dời chỗ đi, nhào xuống biển!", thì sự việc sẽ xảy ra như thế. (22) Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được". 

Cây vả là một loại cây rất thường thấy khắp nơi tại Thánh Ðịa, cây vả là khi thu đông về thì lá vả rụng hết trơn, cành khô cứng trơ cọng trông như đã chết khô không còn chút sức sống nào, nhưng bắt đầu mùa xuân sang, cây vả lại trổ lá sớm và cành lá sum suê nhất, hơn nữa nó lại sai trái và trái nó ra rất sớm, đàn chim trời hợp lại . Cây vả là một loại cây có tàn che mát, sai trái , có sức sống mãnh liệt, mọc cả những nơi đất cát sỏi đá bên vệ đường. Cây có tàn lá rất lớn nên thường là nơi cho những người lao động, những người lử hành núp bóng giữa trưa hè nóng bức, ăn vả qua cơn đói để tiếp tục lên đường vào buổi chiều. Bài Tin Mừng hôm nay ghi rằng, (18) Sáng sớm, khi vào thành, Người cảm thấy đói. (19) Trông thấy cây vả ở bên đường, Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!"
Cây vả Chúa Giê-xu thấy là cây vả không khô cằn mà cũng không có trái . Thiên Chúa không muốn có cây vả không khô cằn mà cũng không có qủa thì tương tự Thiên Chúa cũng không muốn chúng ta hâm hâm, "Nóng thì nóng hẳn, lạnh thì lạnh hẳn, chứ hâm hâm Ta mửa ra ngoài" ( Kh 3, 15 ). không nhiệt thành, không biết sinh hoa lợi . Phúc Âm luôn luôn đòi hỏi con người phải tiến lên cao, phải sinh lợi, phải tăng trưởng, phải đốt nóng lửa nhiệt thành, phải trọn niềm tin và Người cũng dạy thêm về sức mạnh của lòng tin, lòng nhiệt thành qua việc Người đã sử dụng sức mạnh của lời trên cây vả cho các môn đệ thấy và huấn dạy các ông về sức mạnh của lòng tin nhiệt thành không một chút nghi nan " Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được". thậm chí đến chuyện truyền lệnh núi " Dời chỗ đi, nhào xuống biển!" thì sự việc sẽ xảy ra như thế. 

Lạy Chúa , xin cho chúng con lòng nhiệt thành theo Chúa chứ không lừng khừng, như cây vả để Chúa nổi giận, xin Chúa cho cúng con vững một lòng tin để lời cầu nguyện của chúng con có sức mạnh, giúp ích cho chúng con phần hồn lẫn phần xác.
Mẹ ơi , giúp con có niềm tin và tín thác nơi Người, con yêu của Mẹ nhé.



 

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Ðức Giêsu đuổi những người đang mua bán trong Ðền Thờ ( Mt 21, 12-17)

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen

Ðức Giêsu đuổi những người đang mua bán trong Ðền Thờ

(12) Ðức Giêsu vào Ðền Thờ, đuổi tất cả những người đang mua bán trong Ðền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. (13) Rồi Người bảo họ: "Ðã có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi lại biến thành sào huyệt của bọn cướp". (14) Có những kẻ mù lòa, què quặt đến với Người trong Ðền Thờ, và Người đã chữa họ lành. (15) Nhưng các thượng tế và kinh sư thấy những việc lạ lùng Người đã làm và thấy lũ trẻ reo hò trong Ðền Thờ: "Hoan hô Con vua Ðavít!", thì tức tối (16) và nói với Người rằng: "Ông có nghe chúng nói gì không?" Ðức Giêsu đáp: "Có; nhưng còn lời này, các ông chưa bao giờ đọc sao: Ta sẽ cho miệng con thơ trẻ nhỏ cất tiếng ngợi khen? (17) Rồi Người bỏ họ mà ra khỏi thành, đến Bêtania và qua đêm tại đó.

Thường thì chúng ta vẫn thấy hình ảnh của Chúa Giêsu "hiền lành và khiêm nhượng". Ngài chấp nhận cái hôn giả dối của Giuđa, Ngài bảo Phêrô hãy bỏ gươm vào vỏ, Ngài im lặng trước những lời cáo oan của kẻ thù, Ngài chấp nhận tha thứ cho những người làm hại Ngài, đóng đinh Ngài vào thập giá. Suốt cuộc đời của Chúa Giêsu là một lời xin vâng làm theo thánh ý Thiên Chúa Cha. Hôm nay khi lên đền thánh Giêrusalem đúng với tư cách là Con Thiên Chúa, Ngài nhiệt thành vì Cha của Ngài, do đó, Ngài không thể chịu đựng nổi cái cảnh người ta biến nhà Cha của Ngài thành nơi buôn bán, đổi chác, thành hang trộm cướp. Các gian hàng dịch vụ bán buôn, những gian hàng kinh doanh tiền tệ, hoạt động này đã bị kết án không khoan nhượng qua thái độ của Ðức Giê-su lật bàn của những người đổi bạc;  những gian hàng buôn bán nhằm giúp dễ dàng hoá cho các nghi lễ mà luật lệ đòi buộc, nó gắn liền với các nghi thức tế tự của Ðền thờ; hoạt động này thì bị phản đối nhẹ nhàng hơn " và xô ghế của những kẻ bán bồ câu" nhưng nếu họ đã được thực hiện theo đúng mục đích phục vụ cho các nghi lễ, có lẽ đã chẳng có vấn đề. Họ đã lợi dụng thời cơ tăng giá, giá cả hàng hoá không còn dựa trên giá trị của hàng hoá nữa, mà là căn cứ vào mức độ khẩn thiết của người mua, vào những giờ phút chót, lúc mà những người nghèo buộc phải mua một số thứ cần thiết để dâng lễ. Hành động xua đuổi những người buôn bán trong khuôn viên Ðền thờ này của Ðức Giê-su không chỉ đơn thuần là một phản ứng nhằm chống lại các hoạt động thương mại đã lợi dụng các ngày lễ tôn giáo của các nhà buôn, mà nó còn nhằm chống lại cả một tổ chức đứng phía sau đó, nó đã đụng chạm đến cả một hệ thống quyền lực tôn giáo và kinh tế (có liên quan cả đến chính trị nữa) đã trục lợi trên cái nghèo của người nghèo. 
Đền thờ Giêrusalem là địa chỉ của sự gặp gỡ nối kết. Từ xa xưa, người Do thái vẫn xem đền thờ Giêrusalem là dấu chỉ sự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa ở giữa dân Người. Nói cách khác, Đền Thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện và gặp gỡ con người; đồng thời cũng là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau. Gặp gỡ để phượng thờ, cảm tạ, chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa, đặc biệt là vào các ngày Sabát và các ngày đại lễ. Thế nhưng, một số người đã biến nó thành nơi nhếch nhác của những kẻ tụ tập buôn bán và đổi chác. Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ lạm dụng này ra khỏi Đền Thờ, thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem là để trả lại chổ đứng của nó, vốn là "Nhà cầu nguyện". Qua đó, Ngài mạc khải một đền thờ sống động hơn, đó chính là Thân thể Ngài. Và Ngài cũng muốn thanh tẩy tâm hồn mỗi người chúng ta, những tâm hồn lỉnh kỉnh tội lỗi và tính hư nết xấu. Chúng ta đừng bao giờ để những đam mê của thế gian lấn át, và xa rời Chúa Thánh Thần:" Hãy đem tất cả những thứ này ra khỏi đây"  Người mời gọi chúng ta hãy làm cho đền thờ của mình trong sạch.
"Hãy đem tất cả 
những thứ này ra khỏi đây !"
Chúa Giêsu hôm nay 
cũng giận dữ như thế
khi ta sống cẩu thả
xa rời Chúa Thánh Thần.
cho đền thờ thánh thiêng
trở nên phàm tục.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết tôn trọng đền thờ Giáo xứ, Giáo họ, Giáo phận và đặc biệt biết sửa sang Đền thờ tâm hồn của chúng con để Chúa yêu thương ngự trị. Amen.






Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Ðức Giêsu vào Giêrusalem với tư cách là Ðấng Mê-si-a ( Mt 21,1-11)

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

Ðức Giêsu vào Giêrusalem với tư cách là Ðấng Mê-si-a
(1) Khi Thầy trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng Bếtphaghê, phía núi Ôliu, Ðức Giêsu sai hai môn đệ và (2) bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có lừa con bên cạnh. Các anh tháo dây ra và dắt về cho Thầy. (3) Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay". (4) Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ:
(5) Hãy bảo thiếu nữ Xion: 
Kìa Ðức Vua của ngươi đang đến với ngươi
hiền hậu ngồi trên lưng lừa,
lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.
(6) Các môn đệ ra đi và làm theo lời Ðức Giêsu đã truyền. (7) Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Ðức Giêsu cỡi lên. (8) Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành lá mà rải lên lối đi. (9) Ðám đông, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy:
Hoan hô Con vua Ðavít!
Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa!
Hoan hô trên các tầng trời.
(10) Khi Ðức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: "Ông này là ai vậy?" (11) Ðám đông trả lời: "Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy".

Tác giả ghi nhận rằng chính Đức Giêsu muốn có cuộc diễu hành này, và Người đã lên kế hoạch thực hiện. Điều này cho hiểu là Đức Giêsu ý thức Người là Đấng Mêsia, Người làm chủ tình hình; những cử chỉ họ làm (trải áo và vẫy các cành lá) và bởi các lời tung hô. Đây là những nghi thức người ta làm trong dịp Lễ Lều, dân chúng tung hô nhắc lại cuộc xuất hành và giải phóng khỏi Ai-cập. Do đó, cuộc cử hành Lễ Lều làm thức tỉnh lại những nỗi niềm chờ mong Đấng Mêsia. Tiếng hò la là một thể văn thuộc về nghi thức các cuộc tôn vương Đức Giêsu là con vua Đavít, Hoan hô Con vua Ðavít! Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa! nhưng triều đại Người không thuộc về thế gian này nên là Hoan hô trên các tầng trời. Đám đông tham dự vào cuộc rước dường như là đoàn người đã đi lên với Đức Giêsu từ Giêrikhô, còn có những người từ nơi khác về thủ đô dự lễ, và dĩ nhiên cả những người Pha-ri-sêu, dân cư Giêrusalem đang lãnh đạm chứng kiến sự cố. Đám đông đang đi rước đã làm chứng, nhưng chứng từ của họ quá nghèo nàn: "Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy". Lời nhắc đến Nadarét và Galilê chỉ càng khiến cho người ta bớt tín nhiệm Đức Giêsu , nhưng ở đây tác giả vẫn để cho đám đông nhắc đến: “Vị ngôn sứ Nadarét”, đối tượng khiến người Giêrusalem phải gai chướng, cũng chính là con cháu vua Đavít .Cuộc biểu dương này ngay tại trụ sở của Do Thái giáo chính thức là bằng chứng tối hậu Đức Giêsu cung cấp cho quốc gia Do Thái. 

Trong những lần trước đây, Đức Giêsu luôn ngăn cản lòng nhiệt thành, sự phấn khởi của dân chúng. Người đã lánh mặt khi đám đông hứng khởi, Người tránh tạo nên những quang cảnh náo nhiệt. Vậy mà, trong lần này khi Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem,với những tiếng reo hò bởi vì "Thời" đã đến và điều này sẽ đưa Người lên đỉnh Can-vê.  Để sửa soạn vào thành, Đức Giêsu sai hai môn đệ đến ngôi làng trước mặt để mượn tạm con lừa vì Chúa cần đến chúng , Đức Giêsu xác nhận bản tính Thiên Chúa của mình. Có lẽ không nơi nào cho thấy sự mâu thuẫn như trong biến cố này: một bên là bản tính Thiên Chúa , một bên là bản tính con người. Cả hai đều thể hiện trong con người Đức Giêsu. Đó là sự pha trộn giữa quyền năng Thiên Chúa và sự lệ thuộc của con người với xã hội. Và đó cũng là mầu nhiệm nhập thể. Đức Giêsu chọn những hoàn cảnh để chứng thực cho lời tuyên bố: "Nước tôi không thuộc về thế gian này", “Đức Vua khiêm tốn ngồi trên lưng lừa” đó là tin vui mà tiên tri Dacaria loan báo cho tòan thể dân Ítraen vào thời đại mới, thế giới mới. Đã xuất hiện một vị Cứu tinh kỳ lạ có nguồn gốc nghèo hèn, hiền hậu có tâm hồn khiêm hạ. Ngài “khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của con vật chở đồ". Ngài đến bẻ gãy sức mạnh địa ngục liên minh với quyền lực, Ngài là Vua tòan năng nhờ khiêm nhu và tình yêu. Lời thánh vịnh vọng lại “Ngài đã quăng chìm đáy biển ngựa xe chiến mã và kỵ binh”. Ngài là một vị vua vinh quang nhưng khiêm hạ, Ngài không phải là vị vua như dân Do Thái mong đợi, nghĩa là vua phần xác, đến để giải phóng dân tộc họ khỏi ách đô hộ ngoại bang Rôma, đem cơm áo ấm no cho họ.Và cũng vì thế, hôm nay họ tung hô Hoan hô Con vua Ðavít! để rồi ngày mai đả đảo Ngài và xin được tha cho Baraba.
Tất cả những sự việc xảy ra từ
Chúa nhật lễ lá  đến thứ sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của các Kitô hữu . Hôm nay chúng ta hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế, ngày mai chúng ta có thể sẽ gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh hắn vào thập giá. Hôm nay chúng ta yêu thương, ngày mai chúng ta oán ghét. Hôm nay chúng ta hân hoan, ngày mai chúng ta buồn sầu. Hôm nay chúng ta hiền hòa, ngày mai chúng ta hung dữ. Hôm nay chúng ta tin tưởng, ngày mai chúng ta hoài nghi. Vâng, danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài trong cuộc đời con người chúng ta Cuộc sống của chúng ta có nhiều tiêu cực hơn tích cực, chúng ta làm khổ nhau nhiều hơn làm đẹp lòng nhau. Chúng ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương, đoàn kết. Chúng ta tôn vinh Chúa ở trong nhà thờ nhưng ra ngoài nhà thờ chúng ta có khi lại phỉ bán Chúa khi chúng ta nhẹ lòng, buôn mình theo tính xác thịt .
Để làm sáng tỏ những tư tưởng trên, một diễn giả đã dùng một cành lá dừa. Cành lá dừa xanh tươi tượng trưng cho những đặc tính tích cực của Chúa nhật lễ lá như hoan hô, chúc tụng, yêu thương, hân hoan, hiền hòa, tin tưởng. Mỗi lần nêu lên một khía cạnh tiêu cực của cuộc sống như khước từ, oán ghét, buồn phiền, hung dữ, hoài nghi, thì diễn giả tuốt bỏ phần lá xanh, chỉ còn để lại cọng của cành lá dừa. Cuối cùng, cành lá dừa xanh tươi đã biến thành một bó roi có thể dùng để hành hạ nhau, biến thiên đàng thành địa ngục.
Lạy Chúa, xin Chúa cho chúng con luôn trung thành với lời chúng con hoan hô “vạn tuế để trong cuộc sống, chúng con luôn biết bỏ qua mọi tị hiềm , tiêu cực để thực hành lời dạy yêu thương của Chúa.


 


 

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Ðức Giêsu chữa hai người mù tại Giê-ri-khô ( Mt 20, 29-34)

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

Ðức Giêsu chữa hai người mù tại Giê-ri-khô

(29) Khi Ðức Giêsu và môn đệ ra khỏi thành Giêrikhô, đám đông lũ lượt đi theo Người. (30) Và kìa có hai người mù ngồi ở vệ đường, vừa nghe Ðức Giêsu đi ngang qua đó, liền kêu lên rằng: "Lạy Ngài, lạy Con vua Ðavít, xin dủ lòng thương chúng tôi!" (31) Ðám đông quát nạt, bảo họ im đi, nhưng họ càng kêu lớn hơn nữa: "Lạy Ngài, lạy con vua Ðavít, xin dủ lòng thương chúng tôi!" (32) Ðức Giêsu dừng lại, gọi họ đến và nói: "Các anh muốn tôi làm gì cho các anh?" (33) Họ thưa: "Lạy Ngài, xin cho mắt chúng tôi được mở ra!" (34) Ðức Giêsu chạnh lòng thương, sờ vào mắt họ; tức khắc, họ nhìn thấy được và đi theo Người.

 * Thành Giêrikhô :

Giêrikhô là thành phố cây chà là, cách Giêrusalem 23 cây số về phía đông bắc, nằm ở 250m dưới măt biển, tại một ốc đảo trong vùng trũng bên sông Giođan.
* Người Mù
Người mù ngồi ăn xin bên vệ đường. Cảnh tượng này cho ta thấy đời anh bị bao phủ bởi một màu đen , bởi những bất hạnh , đau khổ , bị loại trừ khỏi xã hội, cuộc đời anh không có lối thoát. Nhưng Chúa đã cho anh niềm tin và hy vọng , anh vui sống trong niềm tin ấy bất chập không gian thời gian , bất chấp bóng tối , bất chấp những bất hạnh . Bao nhiêu bất hạnh là bấy nhiêu tin yêu và hy vọng . Niềm tin của anh thật mãnh liệt nên khi biết Đức Giêsu đi ngang qua anh đã kêu lớn tiếng Tất cả niềm tin của anh nằm ở tiếng kêu, tiếng kêu thống thiết bi ai của một người đau khổ, nhưng cũng là tiếng kêu đầy tin tưởng, hy vọng. “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin thương xót tôi!” Tiếng kêu báo hiệu một sự hiện diện, một cầu cứu. Nhiều người quát nạt anh, nhưng càng bị quát nạt,  anh càng gào to hơn . Cuối cùng tiếng của anh đã đến tai Đức Giêsu. Ngài dừng lại và gọi anh đến,  chữa lành cho anh và anh đi theo Đức Giêsu, theo tiếng gọi của Người. 
Trong tin mừng , Người đã chữa lành cho nhiều Người nhưng có ai đã đi theo Người , có phải chăng vì anh mù đã nghe tiếng gọi của Chúa , như Chúa đã gọi những anh chài lưới , gọi người thu thuế , gọi cả anh tội lỗi này ( vì xưa người Do Thái xem những người tật nguyền ngồi bên vệ đường xin ăn là những người tội lỗi nên bị Thiên Chúa phạt như vậy. ) Bởi thế , chúng ta đừng mặc cảm tội lỗi đã qua, hãy mạnh dạn trỗi dậy và theo Người , Người sẽ chữa lành và thêm ban sức mạnh để theo Người. 
* Đám đông quần chúng: 
Đám đông đã ngăn cản không cho người mù gọi Chúa . Vì sao họ làm rào cảng anh đến với Chúa ? Vì Chúa và họ đang trên đường về thành Giêrusalem để dự lễ , rất gần đến đích rồi và gần ngày lễ nữa . Họ vội vàng , họ nôn nóng đến thành và đủ mọi thứ để lo toan , họ không muốn ai  làm vướng bận họ , nhưng người mù đã cảng bước đi, làm chậm trể cuộc hành trình của họ. Họ chỉ nghĩ đến họ , họ không nhìn thấy được nỗi thống khổ của người mù , họ cũng không thấy rằng Đức Giêsu không phải là con người đến thế gian để thống trị mà còn là chửa lành, an ủi và thánh hóa họ nữa . 
Đám đông họ đã không thấy nhiều thứ nữa, họ thật sự mù hơn cà người mù. Mù lòa về thể lý quả thật là đau khổ, nhưng mù lòa về tinh thần thì còn đau khổ biết chừng nào. Tình trạng mù lòa tinh thần ấy làm cho chúng ta mất khả năng biết mình, không có khả năng biết người và chắc chắn sẽ xa rời tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa. 
Khi xưa , họ vội vàng nên không thấy được ; hôm nay thế giới  này tất cả đều nhanh như tên lửa, vội vàng đến chóng mặt thì còn thấy được những gì , không chỉ là những gì ở bên đường mà chính ngay trong nhà, trong gia đình họ cũng không còn nhìn thấy gì , nổi bận tâm lo lắng của ai . Xin hãy sống chậm lại , chậm lại để nhìn thấy mọi thứ bên ta, để được xóa mù . Như một người mù chữ, dù đã được xóa mù, vẫn có thể mù lại, chính vì thế chúng ta cứ phải xin cho mình được thấy luôn. Thấy là đi vào một con đường dài hun hút.

Như người mù ngồi bên vệ đường 
Xin Chúa dủ lòng thương 
Cho con được thấy.
Thấy bản thân với những yếu đuối 
Những khuyết điểm , bất toàn,
Những giả hình và che đậy.
Thấy mình bé nhỏ,

Thấy Chúa bao la, 
Thấy anh em khốn khó .
Thấy Chúa hiện diện bên con 
Những khi an vui , khi đau buồn
Hôm nay , ngày mai và suốt đời 
Như người mù ngồi bên vệ đường .
Xin Chúa dủ lòng thương 
Cho con được thấy.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Ai làm lớn phải phục vụ ( Mt 20, 17-28)

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

Ðức Giêsu tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ ba

(17) Lúc sắp lên Giêrusalem, Ðức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông: (18) "Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án tử hình Người, (19) sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào Thập giá, và ngày thứ ba, Người sẽ chỗi dậy".

Bà mẹ của hai người con ông Dê-bê-đê

(20) Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến gặp Ðức Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. (21) Người hỏi bà: "Bà muốn gì?" Bà thưa: "Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy". (22) Ðức Giêsu bảo: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?" Họ đáp: "Thưa uống nổi". (23) Ðức Giêsu bảo: "Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho; Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được".

Ai làm lớn phải phục vụ

(24) Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. (25) Nhưng Ðức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì lấy quyền mà thống trị dân, những người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân. (26) Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. (27) Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. (28) Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người". 

Cứ mỗi lần Đức Giê-su loan báo cuộc Thương Khó và Tử Nạn sắp đến của mình, các môn đệ của Người chỉ nghĩ đến những vấn đề về quyền hành, chức tước, bổng lộc. Sau lời loan báo thứ nhất, ông Phê-rô tìm cách ngăn cản Người và Chúa Giê-su yêu cầu các bạn hữu Người hãy từ bỏ chính mình để theo Người . Sau lời loan báo thứ hai, tranh nhau về những đặc quyền đặc lợi giữa họ. Lúc đó, Chúa Giê-su đòi hỏi họ phải tự hạ mình “làm người phục vụ mọi người”. Sau lời loan báo thứ ba nầy, hai trong số họ là những người đầu tiên đi theo Người và được Người thương mến lại trực tiếp xin với ngài thỏa mãn tham vọng riêng của mình.Thật là đáng buồn khi Người đã tiên báo cuộc thương khó lần thứ 3 , lần thứ ba rồi, nhưng các môn đệ của Người cũng chẳng hiểu gì, không bận tâm, mà chỉ nghĩ đến chuyện cao thấp, địa vị của mình. Thật là buồn, nhưng Người cũng không trách “Các người không biết các người xin gì”. Và Người nhắc nhở các môn đệ mục đích của họ là gì , có phải là theo Người không , theo Người thì hãy cố uống chén của Người và hãy làm tròn bổn phận của mình, còn chuyện địa vị bên tả bên hữu thì đừng xin Người , Cha Người sẽ ban cho ai Cha muốn.  "Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho; Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được". 
Đức Giêsu không coi thường khát vọng được thành công, được trọng vọng, nhưng Người chỉ cho các môn đệ con đường đúng đắn đưa tới chỗ danh dự đích thật.
 "Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. (27) Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em." Người môn đệ Đức Giêsu không được chọn người để phục vụ theo các mối thiện cảm của mình mà là phải phục vụ mọi người. Đức Giêsu khẳng định bổn phận của các môn đệ là phải theo gương phục vụ của Người. "Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người". Việc phục vụ này không phải là công việc nô dịch của người nô lệ, chỉ chu toàn bề ngoài. Mà là việc phục vụ của người quan tâm đến kẻ khác vì yêu thương.  

Lạy Chúa, Chúng con đam mê danh vọng và lòng đầy ghen ghét , xin Chúa thức tỉnh chúng con., xin dùng tình yêu Chúa mà hoán cải cuộc đời chúng con và xin cho chúng con biết sống chết cho tình yêu Ngài bằng việc phục vụ anh chị em chúng con và làm chứng cho tình yêu Chúa. Amen

Con Người đến không phải để được người ta phục vụ,
nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người





Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Dụ ngôn thợ làm vườn nho ( Mt 20, 1-16)

Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

Dụ ngôn thợ làm vườn nho

(1) "Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. (2) Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. (3) Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. (4) Ông cũng bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng". (5) Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. (6) Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: "Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?" (7) Họ đáp: "Vì không ai mướn chúng tôi". Ông bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!" (8) Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: "Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất". (9) Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. (10) Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. (11) Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: (12) "Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt". (13) Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: "Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền sao? (14) Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. (15) Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?" (16) Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót. ["Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít".]

      
“Hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng.” Lời kêu gọi ấy thật khác thường, không hề nhắc tới việc làm, nhưng chỉ xin họ “hãy đi vào vườn nho” và bảo họ sẽ được trả lương xứng đáng . Do đó, lời kêu gọi “hãy đi vào vườn nho” không nhắm mục đích để họ phải làm việc cho gia chủ, nhưng là để họ được trả lương xứng đáng, không phải là một hợp đồng làm ăn, nhưng là một biểu lộ lòng quảng đại và chăm sóc.
 Tấm lòng thương xót của Thiên Chúa còn thể hiện qua việc Ngài thường xuyên kiếm tìm và mời gọi chúng ta. Ông chủ lại phải cất công đi lại nhiều lần để ra chợ xem còn ai không việc làm ở ngoài đó không . Đến giờ thứ 11 , Người ra chợ và vẫn còn người đứng đó  "Vì không ai mướn chúng tôi", Người thương tình và mời gọi "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!" Bởi thế chúng ta đừng nãn lòng, thất vọng khi mãi mà vẫn chưa có một công việc làm, hãy tin tưởng vào tình yêu thương của Chúa , rồi cũng sẽ có lúc Thiên Chúa ban tặng ân phúc cho chúng ta việc làm tốt mà chúng ta không thể ngờ , khi chúng ta biết kiên nhẫn tin tưởng và chờ đợi, đừng bỏ cuộc ra về. Đừng bỏ cuộc , hãy cố công Người đang chờ đợi để thưởng công bội cho những ai bền lòng đặt niềm tin vào Người.
Thiên Chúa không muốn ai phải thất vọng cả.  Trong vườn nho của Người lúc nào cũng đủ việc làm cho tất cả nhân loại. Do đó, Người không quản ngại đến với họ và bảo họ:  “Các anh hãy đi vào vườn nho.”  Chúa Giê-su trước hết muốn thay đổi quan niệm nơi người Do-thái về lời gọi phổ quát của Nước Trời, nên Người mượn hình ảnh và lời nói của gia chủ để nhấn mạnh đến lòng quảng đại của Thiên Chúa và lòng ghen tức của họ: "Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao?" “Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?”  Thiên Chúa không chỉ dành ơn cứu độ cho dân Do-thái, nhưng là cho muôn dân muôn nước không trừ ai.  Không phải chúng ta có quyền giới hạn lòng quảng đại của Người.  Trái lại, Người còn tỏ lòng thương xót đặc biệt hơn đối với những ai bị coi là hèn kém Khi thi hành sứ vụ cứu thế, Chúa Giê-su đã đặc biệt đến với những người “đứng chót” Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót. 

Lạy Chúa, xin cho chúng con đừng so sánh hoàn cảnh của mình với người anh em để rồi ghen tị, mặc cảm, tức giận.. Xin cho chúng con ý thức và sống cuộc đời đầy tràn niềm hân hoan, vì tin rằng Chúa luôn yêu thương và nhân hậu với chúng con. Amen.


Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

SƯU TẦM - Tại sao Giáo Hội Công Giáo không cho giáo sĩ và tu sĩ kết hôn ?

Tại sao Giáo Hội Công Giáo không cho giáo sĩ và tu sĩ kết hôn ?
Các giáo phái Tin Lành, Anh giáo và cả Chính Thống Đông Phương đều không có luật độc thân (celibacy) thì đó là quyền của họ.Riêng Chính Thống chỉ chọn giám mục trong số linh mục độc thân và cho phép các giáo sĩ, trước khi lãnh chức linh mục, được tự do chọn kết hôn hay không. Nếu đã không chọn kết hôn ở cấp phó tế, thì sẽ không được kết hôn sau khi làm linh mục. Vì thế, trong hàng linh mục Chính Thống có hai thành phần kết hôn và không kết hôn.Chỉ có giám mục buộc phải độc thân mà thôi.
Riêng Giáo Hội Công Giáo, thì luật độc thân mới chỉ có từ thế kỷ thứ 11 trở lại đây thôi. Trước đó, trong ba thế kỷ đầu sau ngày Chúa Giêsu về Trời, tuy không có luật rõ rệt, nhưng đa số các giáo sĩ (giám mục và linh mục) đều tự nguyện sống khiết tịnh (continence). Mãi sau năm 305, Công Đồng Elvira và Công Đồng Rôma năm 386 và hai Công Đồng nữa họp ở Carthage, đã đưa đến khuyến cáo giám mục và linh mục phải sống khiết tịnh. Nhưng mãi sau thế kỷ 11, dưới thời cố Giáo Hoàng Gregory VII (1073- 85) luật độc thân (celibacy) mới chính thức được áp dụng cho đến nay.
Nhưng phải nói rõ là luật độc thân áp dụng cho hàng giáo sĩ, tu sĩ Công giáo không phải là luật của Chúa mà là của Giáo Hôi đặt ra vì lợi ích cho sứ vụ (ministry) phục vụ của Giáo Hội hầu mang lợi ích thiêng liêng cho dân Chúa được trao phó cho mình, cụ thể là cho các giám mục và linh mục coi sóc, dẫn dắt và thánh hóa với các Bí tích. Giáo Hội, khi ban luật độc thân này, chắc đã đọc lời Chúa Giêsu trả lời cho các môn đệ trong Matthêu 19: 11-12 như sau:
“Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu, mới hiểu. Quả vậy, có những người là hoạn nhân vì từ lòng mẹ sinh ra đã như thế. Có những người là hoạn nhân vì bị người ta hoạn. Và có những người là hoạn nhân do họ tự ý sống như thế vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.”
Thánh Phaolô cũng khuyến khích ý nghĩa và giá trị sống độc thân như sau:
Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng vợ. Như thế họ bị chia đôi. (1 Cor 7: 32- 34).
Tóm lại, kỷ luật độc thân cho hàng giáo sĩ và tu sĩ Công giáo được áp dụng vì lợi ích cho sứ vụ rao giảng, dạy dỗ và làm chứng cho Tin Mừng của hàng giáo sĩ, tu sĩ. Đây là sự khôn ngoan của Giáo Hội và cũng thể hiện ước muốn hy sinh tự nguyện sống khiết tịnh vì Nước Trời của hàng giáo sĩ, tu sĩ, căn cứ trên chính lời của Chúa Kitô nói trên đậy.
Chúng ta cầu xin và hy vọng Giáo Hội sẽ không bỏ luật độc thân để chiều theo đòi hỏi của thời đại tục hóa ngày nay. Nếu chiều theo, thì còn phải cho cả phụ nữ có chồng làm linh mục nữa, và như vậy Giáo Hội sẽ tự mâu thuẫn với chính mình và làm mất niềm tin của con cái muốn trung thành với những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền lại từ các Thánh Tông Đồ.
Giáo Hội không phải là một cơ chế chính trị, mà phải thay đổi theo trào lưu của thời đai. Ngược lại, Giáo Hội là một định chế thiêng liêng (sacred Institution) được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ, với sứ mệnh cao cả là tiếp tục Sứ Mệnh cứu chuộc của Chúa Kitô cho đến ngày mãn thời gian. Và để trung thành với Sứ Mệnh đó, Giáo Hội phải có can đảm đi ngược dòng thác lũ của những chủ thuyết vô thần, vô luân, tôn thờ vật chất, chủ nghĩa tương đối và tục hóa (vulgarism) đang bành trướng ở khắp nơi để lôi kéo con người vào thảm họa chối bỏ Thiên Chúa là Nguồn mạch phát sinh mọi sự tốt lành, thiện hảo, hạnh phúc và bình an. Chúa nói : “Ai có tai nghe thì nghe.”(Mt 13: 43; Mc 7: 16; Lc 14: 35)

LẠY CHÚA CHÚNG CON XIN NGUYỆN SỐNG TRỌN ĐỜI ĐỘC THÂN VÌ NƯỚC TRỜI