Cúi xin
Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin
Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn
thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
Ðức Giêsu vào Giêrusalem với tư cách là Ðấng Mê-si-a
(1) Khi Thầy trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng Bếtphaghê, phía núi Ôliu, Ðức Giêsu sai hai môn đệ và (2) bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có lừa con bên cạnh. Các anh tháo dây ra và dắt về cho Thầy. (3) Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay". (4) Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ:
(5) Hãy bảo thiếu nữ Xion:
Kìa Ðức Vua của ngươi đang đến với ngươi
hiền hậu ngồi trên lưng lừa,
lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.
(6) Các môn đệ ra đi và làm theo lời Ðức Giêsu đã truyền. (7) Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Ðức Giêsu cỡi lên. (8) Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành lá mà rải lên lối đi. (9) Ðám đông, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy:
(6) Các môn đệ ra đi và làm theo lời Ðức Giêsu đã truyền. (7) Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Ðức Giêsu cỡi lên. (8) Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành lá mà rải lên lối đi. (9) Ðám đông, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy:
Hoan hô Con vua Ðavít!
Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa!
Hoan hô trên các tầng trời.
(10) Khi Ðức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: "Ông này là ai vậy?" (11) Ðám đông trả lời: "Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy".
Tác giả ghi nhận rằng chính Đức Giêsu muốn có cuộc diễu hành này, và Người đã lên kế hoạch thực hiện. Điều này cho hiểu là Đức Giêsu ý thức Người là Đấng Mêsia, Người làm chủ tình hình; những cử chỉ họ làm (trải áo và vẫy các cành lá) và bởi các lời tung hô. Đây là những nghi thức người ta làm trong dịp Lễ Lều, dân chúng tung hô nhắc lại cuộc xuất hành và giải phóng khỏi Ai-cập. Do đó, cuộc cử hành Lễ Lều làm thức tỉnh lại những nỗi niềm chờ mong Đấng Mêsia. Tiếng hò la là một thể văn thuộc về nghi thức các cuộc tôn vương Đức Giêsu là con vua Đavít, Hoan hô Con vua Ðavít! Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa! nhưng triều đại Người không thuộc về thế gian này nên là Hoan hô trên các tầng trời. Đám đông tham dự vào cuộc rước dường như là đoàn người đã đi lên với Đức Giêsu từ Giêrikhô, còn có những người từ nơi khác về thủ đô dự lễ, và dĩ nhiên cả những người Pha-ri-sêu, dân cư Giêrusalem đang lãnh đạm chứng kiến sự cố. Đám đông đang đi rước đã làm chứng, nhưng chứng từ của họ quá nghèo nàn: "Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy". Lời nhắc đến Nadarét và Galilê chỉ càng khiến cho người ta bớt tín nhiệm Đức Giêsu , nhưng ở đây tác giả vẫn để cho đám đông nhắc đến: “Vị ngôn sứ Nadarét”, đối tượng khiến người Giêrusalem phải gai chướng, cũng chính là con cháu vua Đavít .Cuộc biểu dương này ngay tại trụ sở của Do Thái giáo chính thức là bằng chứng tối hậu Đức Giêsu cung cấp cho quốc gia Do Thái.
Trong những lần trước đây, Đức Giêsu luôn ngăn cản lòng nhiệt thành, sự phấn khởi của dân chúng. Người đã lánh mặt khi đám đông hứng khởi, Người tránh tạo nên những quang cảnh náo nhiệt. Vậy mà, trong lần này khi Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem,với những tiếng reo hò bởi vì "Thời" đã đến và điều này sẽ đưa Người lên đỉnh Can-vê. Để sửa soạn vào thành, Đức Giêsu sai hai môn đệ đến ngôi làng trước mặt để mượn tạm con lừa vì Chúa cần đến chúng , Đức Giêsu xác nhận bản tính Thiên Chúa của mình. Có lẽ không nơi nào cho thấy sự mâu thuẫn như trong biến cố này: một bên là bản tính Thiên Chúa , một bên là bản tính con người. Cả hai đều thể hiện trong con người Đức Giêsu. Đó là sự pha trộn giữa quyền năng Thiên Chúa và sự lệ thuộc của con người với xã hội. Và đó cũng là mầu nhiệm nhập thể. Đức Giêsu chọn những hoàn cảnh để chứng thực cho lời tuyên bố: "Nước tôi không thuộc về thế gian này", “Đức Vua khiêm tốn ngồi trên lưng lừa” đó là tin vui mà tiên tri Dacaria loan báo cho tòan thể dân Ítraen vào thời đại mới, thế giới mới. Đã xuất hiện một vị Cứu tinh kỳ lạ có nguồn gốc nghèo hèn, hiền hậu có tâm hồn khiêm hạ. Ngài “khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của con vật chở đồ". Ngài đến bẻ gãy sức mạnh địa ngục liên minh với quyền lực, Ngài là Vua tòan năng nhờ khiêm nhu và tình yêu. Lời thánh vịnh vọng lại “Ngài đã quăng chìm đáy biển ngựa xe chiến mã và kỵ binh”. Ngài là một vị vua vinh quang nhưng khiêm hạ, Ngài không phải là vị vua như dân Do Thái mong đợi, nghĩa là vua phần xác, đến để giải phóng dân tộc họ khỏi ách đô hộ ngoại bang Rôma, đem cơm áo ấm no cho họ.Và cũng vì thế, hôm nay họ tung hô Hoan hô Con vua Ðavít! để rồi ngày mai đả đảo Ngài và xin được tha cho Baraba.
Tất cả những sự việc xảy ra từ Chúa nhật lễ lá đến thứ sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của các Kitô hữu . Hôm nay chúng ta hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế, ngày mai chúng ta có thể sẽ gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh hắn vào thập giá. Hôm nay chúng ta yêu thương, ngày mai chúng ta oán ghét. Hôm nay chúng ta hân hoan, ngày mai chúng ta buồn sầu. Hôm nay chúng ta hiền hòa, ngày mai chúng ta hung dữ. Hôm nay chúng ta tin tưởng, ngày mai chúng ta hoài nghi. Vâng, danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài trong cuộc đời con người chúng ta Cuộc sống của chúng ta có nhiều tiêu cực hơn tích cực, chúng ta làm khổ nhau nhiều hơn làm đẹp lòng nhau. Chúng ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương, đoàn kết. Chúng ta tôn vinh Chúa ở trong nhà thờ nhưng ra ngoài nhà thờ chúng ta có khi lại phỉ bán Chúa khi chúng ta nhẹ lòng, buôn mình theo tính xác thịt .
Để làm sáng tỏ những tư tưởng trên, một diễn giả đã dùng một cành lá dừa. Cành lá dừa xanh tươi tượng trưng cho những đặc tính tích cực của Chúa nhật lễ lá như hoan hô, chúc tụng, yêu thương, hân hoan, hiền hòa, tin tưởng. Mỗi lần nêu lên một khía cạnh tiêu cực của cuộc sống như khước từ, oán ghét, buồn phiền, hung dữ, hoài nghi, thì diễn giả tuốt bỏ phần lá xanh, chỉ còn để lại cọng của cành lá dừa. Cuối cùng, cành lá dừa xanh tươi đã biến thành một bó roi có thể dùng để hành hạ nhau, biến thiên đàng thành địa ngục.
Tác giả ghi nhận rằng chính Đức Giêsu muốn có cuộc diễu hành này, và Người đã lên kế hoạch thực hiện. Điều này cho hiểu là Đức Giêsu ý thức Người là Đấng Mêsia, Người làm chủ tình hình; những cử chỉ họ làm (trải áo và vẫy các cành lá) và bởi các lời tung hô. Đây là những nghi thức người ta làm trong dịp Lễ Lều, dân chúng tung hô nhắc lại cuộc xuất hành và giải phóng khỏi Ai-cập. Do đó, cuộc cử hành Lễ Lều làm thức tỉnh lại những nỗi niềm chờ mong Đấng Mêsia. Tiếng hò la là một thể văn thuộc về nghi thức các cuộc tôn vương Đức Giêsu là con vua Đavít, Hoan hô Con vua Ðavít! Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa! nhưng triều đại Người không thuộc về thế gian này nên là Hoan hô trên các tầng trời. Đám đông tham dự vào cuộc rước dường như là đoàn người đã đi lên với Đức Giêsu từ Giêrikhô, còn có những người từ nơi khác về thủ đô dự lễ, và dĩ nhiên cả những người Pha-ri-sêu, dân cư Giêrusalem đang lãnh đạm chứng kiến sự cố. Đám đông đang đi rước đã làm chứng, nhưng chứng từ của họ quá nghèo nàn: "Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy". Lời nhắc đến Nadarét và Galilê chỉ càng khiến cho người ta bớt tín nhiệm Đức Giêsu , nhưng ở đây tác giả vẫn để cho đám đông nhắc đến: “Vị ngôn sứ Nadarét”, đối tượng khiến người Giêrusalem phải gai chướng, cũng chính là con cháu vua Đavít .Cuộc biểu dương này ngay tại trụ sở của Do Thái giáo chính thức là bằng chứng tối hậu Đức Giêsu cung cấp cho quốc gia Do Thái.
Trong những lần trước đây, Đức Giêsu luôn ngăn cản lòng nhiệt thành, sự phấn khởi của dân chúng. Người đã lánh mặt khi đám đông hứng khởi, Người tránh tạo nên những quang cảnh náo nhiệt. Vậy mà, trong lần này khi Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem,với những tiếng reo hò bởi vì "Thời" đã đến và điều này sẽ đưa Người lên đỉnh Can-vê. Để sửa soạn vào thành, Đức Giêsu sai hai môn đệ đến ngôi làng trước mặt để mượn tạm con lừa vì Chúa cần đến chúng , Đức Giêsu xác nhận bản tính Thiên Chúa của mình. Có lẽ không nơi nào cho thấy sự mâu thuẫn như trong biến cố này: một bên là bản tính Thiên Chúa , một bên là bản tính con người. Cả hai đều thể hiện trong con người Đức Giêsu. Đó là sự pha trộn giữa quyền năng Thiên Chúa và sự lệ thuộc của con người với xã hội. Và đó cũng là mầu nhiệm nhập thể. Đức Giêsu chọn những hoàn cảnh để chứng thực cho lời tuyên bố: "Nước tôi không thuộc về thế gian này", “Đức Vua khiêm tốn ngồi trên lưng lừa” đó là tin vui mà tiên tri Dacaria loan báo cho tòan thể dân Ítraen vào thời đại mới, thế giới mới. Đã xuất hiện một vị Cứu tinh kỳ lạ có nguồn gốc nghèo hèn, hiền hậu có tâm hồn khiêm hạ. Ngài “khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của con vật chở đồ". Ngài đến bẻ gãy sức mạnh địa ngục liên minh với quyền lực, Ngài là Vua tòan năng nhờ khiêm nhu và tình yêu. Lời thánh vịnh vọng lại “Ngài đã quăng chìm đáy biển ngựa xe chiến mã và kỵ binh”. Ngài là một vị vua vinh quang nhưng khiêm hạ, Ngài không phải là vị vua như dân Do Thái mong đợi, nghĩa là vua phần xác, đến để giải phóng dân tộc họ khỏi ách đô hộ ngoại bang Rôma, đem cơm áo ấm no cho họ.Và cũng vì thế, hôm nay họ tung hô Hoan hô Con vua Ðavít! để rồi ngày mai đả đảo Ngài và xin được tha cho Baraba.
Tất cả những sự việc xảy ra từ Chúa nhật lễ lá đến thứ sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của các Kitô hữu . Hôm nay chúng ta hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế, ngày mai chúng ta có thể sẽ gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh hắn vào thập giá. Hôm nay chúng ta yêu thương, ngày mai chúng ta oán ghét. Hôm nay chúng ta hân hoan, ngày mai chúng ta buồn sầu. Hôm nay chúng ta hiền hòa, ngày mai chúng ta hung dữ. Hôm nay chúng ta tin tưởng, ngày mai chúng ta hoài nghi. Vâng, danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài trong cuộc đời con người chúng ta Cuộc sống của chúng ta có nhiều tiêu cực hơn tích cực, chúng ta làm khổ nhau nhiều hơn làm đẹp lòng nhau. Chúng ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương, đoàn kết. Chúng ta tôn vinh Chúa ở trong nhà thờ nhưng ra ngoài nhà thờ chúng ta có khi lại phỉ bán Chúa khi chúng ta nhẹ lòng, buôn mình theo tính xác thịt .
Để làm sáng tỏ những tư tưởng trên, một diễn giả đã dùng một cành lá dừa. Cành lá dừa xanh tươi tượng trưng cho những đặc tính tích cực của Chúa nhật lễ lá như hoan hô, chúc tụng, yêu thương, hân hoan, hiền hòa, tin tưởng. Mỗi lần nêu lên một khía cạnh tiêu cực của cuộc sống như khước từ, oán ghét, buồn phiền, hung dữ, hoài nghi, thì diễn giả tuốt bỏ phần lá xanh, chỉ còn để lại cọng của cành lá dừa. Cuối cùng, cành lá dừa xanh tươi đã biến thành một bó roi có thể dùng để hành hạ nhau, biến thiên đàng thành địa ngục.
Lạy Chúa, xin Chúa cho chúng con luôn trung thành với lời chúng con hoan hô
“vạn tuế” để trong cuộc sống, chúng con luôn biết bỏ qua mọi tị hiềm , tiêu cực để thực hành lời dạy yêu thương của Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét