Lễ
Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Trong ngày lễ kính Mình Máu Chúa Kitô, Giáo Hội cho chúng ta nghe đoạn Tin Mừng về phép lạ bánh hóa nhiều. Ðây là phép lạ duy nhất được cả bốn Phúc Âm thuật lại. Ðây cũng là một phép lạ công khai trước mặt một số đông người. Năm chiếc bánh và hai con cá trở thành lương thực nuôi khoảng năm ngàn người mà vẫn còn dư mười hai thúng miếng vụn. Thánh sử Luca nhấn mạnh đến vai trò của nhóm Mười Hai trong phép lạ này. Chính họ đã chủ động xin Chúa Giêsu giải tán đám đông để những người này tìm chỗ ăn, chỗ ở. Và Chúa Giêsu dường như muốn đưa ra một thách đố cho nhóm Mười Hai: "Chính các con hãy cho họ ăn". Hãy lo cho họ sau khi đã được nghe giảng về Nước Thiên Chúa, được chữa lành khỏi mọi tật bệnh. Các môn đệ thấy mình bất lực trước nhiệm vụ này dù mới đây họ đã được sai đi rao giảng và chữa bệnh và đã thành công. Ðiều duy nhất họ có trong tay là năm chiếc bánh và hai con cá, nhưng chừng ấy thấm vào đâu so với nhu cầu của dân chúng: "Ở nơi thanh vắng này, dù có tiền cũng không mua được đủ bánh". Chúa cần các môn đệ nhìn nhận sự bất lực của họ, để rồi Ngài mời gọi họ cộng tác vào việc nuôi sống dân chúng. Các môn đệ, theo lệnh của Chúa Giêsu, đã chia đám đông thành từng nhóm nhỏ. Chính các ông đã trao bánh và cá cho Chúa Giêsu để rồi nhận lại từ tay Ngài và trao cho đám đông. Phép lạ đã xảy ra trên bánh này khi Chúa Giêsu chúc tụng và bẻ ra. Chúng ta không tưởng tượng nổi số lượng khổng lồ bánh và cá đã phát sinh từ hành vi bẻ ra này. Bẻ ra và trao đi trở thành phép lạ nhân lên không ngừng.
Trong ngày lễ kính Mình Máu Chúa Kitô, Giáo Hội cho chúng ta nghe đoạn Tin Mừng về phép lạ bánh hóa nhiều. Ðây là phép lạ duy nhất được cả bốn Phúc Âm thuật lại. Ðây cũng là một phép lạ công khai trước mặt một số đông người. Năm chiếc bánh và hai con cá trở thành lương thực nuôi khoảng năm ngàn người mà vẫn còn dư mười hai thúng miếng vụn. Thánh sử Luca nhấn mạnh đến vai trò của nhóm Mười Hai trong phép lạ này. Chính họ đã chủ động xin Chúa Giêsu giải tán đám đông để những người này tìm chỗ ăn, chỗ ở. Và Chúa Giêsu dường như muốn đưa ra một thách đố cho nhóm Mười Hai: "Chính các con hãy cho họ ăn". Hãy lo cho họ sau khi đã được nghe giảng về Nước Thiên Chúa, được chữa lành khỏi mọi tật bệnh. Các môn đệ thấy mình bất lực trước nhiệm vụ này dù mới đây họ đã được sai đi rao giảng và chữa bệnh và đã thành công. Ðiều duy nhất họ có trong tay là năm chiếc bánh và hai con cá, nhưng chừng ấy thấm vào đâu so với nhu cầu của dân chúng: "Ở nơi thanh vắng này, dù có tiền cũng không mua được đủ bánh". Chúa cần các môn đệ nhìn nhận sự bất lực của họ, để rồi Ngài mời gọi họ cộng tác vào việc nuôi sống dân chúng. Các môn đệ, theo lệnh của Chúa Giêsu, đã chia đám đông thành từng nhóm nhỏ. Chính các ông đã trao bánh và cá cho Chúa Giêsu để rồi nhận lại từ tay Ngài và trao cho đám đông. Phép lạ đã xảy ra trên bánh này khi Chúa Giêsu chúc tụng và bẻ ra. Chúng ta không tưởng tượng nổi số lượng khổng lồ bánh và cá đã phát sinh từ hành vi bẻ ra này. Bẻ ra và trao đi trở thành phép lạ nhân lên không ngừng.
Có
thể hôm nay chúng ta cũng thấy mình đứng trước những nhu
cầu lớn lao của con người. Nhân loại vẫn ở trong tình trạng
đói về nhiều mặt. Hàng giờ có biết bao trẻ em chết đói
trên thế giới này. Trong tay chúng ta chỉ vỏn vẹn vài tấm bánh
nhỏ, chúng ta lúng túng và thấy mình bất lực. Nếu chúng ta
dám trao cho Chúa Giêsu tất cả những gì chúng ta có; nếu chúng
ta để cho Ngài thánh hóa những cố gắng nhỏ bé của mình;
nếu chúng ta chỉ coi mình là người cộng tac của Thầy Giêsu
đến phục vụ con người, thì phép lạ vẫn có thể xảy ra hôm
nay. Chúng ta vẫn có thể nuôi cả thế giới no nê và dư dật,
nếu chúng ta biết cộng tác với Chúa.
Chúng
ta đọc lại câu 16 đoạn Tin Mừng trên: "Chúa Giêsu cầm lấy
năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời
chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ để các ông dọn
ra cho đám đông". Khi kể lại cử chỉ của Chúa Giêsu làm
lúc lập bí tích Thánh Thể, thánh Maccô cũng sử dụng bốn
động từ trên đây. Và trong biến cố hai môn đệ về Emaus,
chúng ta cũng thấy thánh Luca dùng lại bốn động từ này:
"Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho
họ". Cử chỉ quen thuộc này đã làm cho hai môn đệ nhận ra
Chúa Giêsu. Giáo Hội thời khai sinh hẳn đã thấy sự liên
hệ giữa phép lạ bánh hóa nhiều và bí tích Thánh Thể.
Trong cả hai trường hợp, Chúa Giêsu đều dùng một cử chỉ
mà mời người khác ăn tấm bánh Ngài trao cho. Rất có thể
ý định lập bí tích Thánh Thể được khơi mào từ sau phép
lạ bánh hóa nhiều. Những chiếc bánh vật chất như đã giảm
cơn đói cho một số người nhất định trong một thời gian nhất
định. Mana ngày xưa trong sa mạc cũng không cho người ta sự sống
sau cái chết.
Bữa
tiệc ly không phải là một hành vi đột xuất không suy nghĩ trước.
Trái lại, Chúa Giêsu đã phải bận tâm với mơ ước nuôi
cả nhân loại, nuôi họ bằng chính bản thân Ngài và ban cho
họ sự sống vĩnh cửu: "Này là mình Thầy, sẽ bị nộp vì
các con. Này là chén máu Thầy, sẽ đổ ra cho các con". Chúa
Giêsu mời chúng ta ăn tấm bánh và uống chén rượu đã
được thánh hiến để có dịp tham dự vào cái chết và sự
phục sinh của Ngài; vào chính bản thân Ngài. Bí tích Thánh
Thể là sáng kiến của một tình yêu biết tìm kiếm.
Cựu
ước đã hứa rằng trong những ngày sắp đến, Thiên Chúa
sẽ nuôi dân Người dư dật. Chúa Giêsu đã làm trọn lời
hứa đó phần nào qua phép lạ bánh hóa nhiều. Nhưng đó cũng
chỉ là hình bóng của bí tích Thánh Thể mà Ngài sẽ thiết lập
sau này. Khi thông hiệp với Chúa Kitô Phục Sinh với hình bánh
và hình rượu, chúng ta còn cần đến đức tin, chúng ta mong
chờ ngày được tham dự bữa tiệc ở Nước Trời, nơi chúng
ta thông hiệp trọn vẹn với Ngài, không qua bức màn đức
tin nữa nhưng diện đối diện. Chúa Giêsu đã bẻ bánh nhiều
lần trong cuộc đời của Ngài. Ðời Ngài được kết tinh
trong hành vi bẻ bánh. Tấm bánh trong bữa tiệc ly đã trở
thành tấm thân Ngài được bẻ ra và trao cho con người qua cái
chết trên thập giá: "Hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến
Thầy". Giáo Hội thời khai sinh đã không quên mệnh lệnh đó,
họ tiếp tục cử hành bí tích Thánh Thể mà họ gọi là lễ
bẻ bánh tại các nhà riêng của tín hữu. Bẻ bánh trở thành
nét đặc trưng của cộng đoàn Kitô sơ khai. Nghi thức này thường
được cử hành vào ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong
tuần.
Xin
Chúa giúp chúng ta gặp Ngài trong lễ bẻ bánh.
Mỗi
Ngày Một Tin Vui
Những
Bài Suy Niệm Lời
Chúa Hằng Ngày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét