Cúi
xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm,
xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến
hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
Xin Mẹ giúp con biết tín thác vào Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc đời con.
Ðức
Giêsu tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ nhất
(21)
Từ lúc đó, Ðức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn
đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ
do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị
giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. (22) Ông Phêrô
liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: "Xin
Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!"
(23) Nhưng Ðức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô: "Xatan, lui
ra đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh
không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài
người".
Lệnh im lặng ở bài TIn mừng trước , làm cho các môn đệ trở thành những người có sự hiểu biết đặc biệt mà dân chúng không có, điều đó làm nền cho việc Đức Giêsu loan báo những đau khổ và sự phục sinh của Người. Bài Tin mừng hôm nay, Người đào sâu sự hiểu biết đặc biệt của các môn đệ , để họ hiểu đúng ngôn từ Messia, hiểu đúng về Người và sứ mạng của Người .
Từ lúc đó, Ðức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết
Điều này cho thấy một khúc quanh trong cuộc đời của Đức Giêsu. "Từ lúc đó " đã đánh dấu hai phần lớn của Tin Mừng theo thánh Mathêu : phần một là 4,17–16,20 được dành để nói về Nước Trời; phần hai là 16,21–28,20 con đường đi tới Thương Khó và Phục Sinh của Đức Giêsu
Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.
Đối với các Tông đồ, lời loan báo này như một gáo nước lạnh giội vào người các ông. Phêrô đã can gián Đức Giêsu, "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" Phản ứng của Phêrô cũng là phản ứng của sự khôn ngoan loài người khi đứng trước sứ điệp về thập giá. Vị tông đồ muốn có sự thoả hiệp, sự thích nghi, chấp nhận buông xuôi theo những áp lực của tính ích kỷ hoặc của quyền lực. Mới đây còn là gương mẫu của người tin, nay ông thành người tiếp tay cho Satan, bởi vì ông đã đề nghị cho Đức Giêsu một con đường của Tên Cám Dỗ.
Đức Giêsu đã trách Phêrô "Satan, lui ra đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy" vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người".
Lời phản đối của Phêrô được dùng như một điển hình. Khi phải đối đầu với đau khổ, ông suy nghĩ như “loài người”, tức là duy lý, ích kỷ. Các tiêu chuẩn này của loài người không có giá trị gì trước nhan Thiên Chúa . Các môn đệ phải chấp nhận công việc của Đức Giêsu và phản ánh lối sống và sự đau khổ của Người. Vậy, sống và chịu đau khổ như Đức Kitô chính là nét tiêu biểu của đời môn đệ, của Hội Thánh vì tình yêu của Thiên Chúa đi qua Thập giá.
Tuy Thiên Chúa không muốn con cái Ngài phải đau khổ, nhưng Ngài có thể yêu cầu họ chấp nhận đau khổ, nếu nó phát sinh niềm vui cho kẻ khác.
Lệnh im lặng ở bài TIn mừng trước , làm cho các môn đệ trở thành những người có sự hiểu biết đặc biệt mà dân chúng không có, điều đó làm nền cho việc Đức Giêsu loan báo những đau khổ và sự phục sinh của Người. Bài Tin mừng hôm nay, Người đào sâu sự hiểu biết đặc biệt của các môn đệ , để họ hiểu đúng ngôn từ Messia, hiểu đúng về Người và sứ mạng của Người .
Từ lúc đó, Ðức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết
Điều này cho thấy một khúc quanh trong cuộc đời của Đức Giêsu. "Từ lúc đó " đã đánh dấu hai phần lớn của Tin Mừng theo thánh Mathêu : phần một là 4,17–16,20 được dành để nói về Nước Trời; phần hai là 16,21–28,20 con đường đi tới Thương Khó và Phục Sinh của Đức Giêsu
Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.
Đối với các Tông đồ, lời loan báo này như một gáo nước lạnh giội vào người các ông. Phêrô đã can gián Đức Giêsu, "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" Phản ứng của Phêrô cũng là phản ứng của sự khôn ngoan loài người khi đứng trước sứ điệp về thập giá. Vị tông đồ muốn có sự thoả hiệp, sự thích nghi, chấp nhận buông xuôi theo những áp lực của tính ích kỷ hoặc của quyền lực. Mới đây còn là gương mẫu của người tin, nay ông thành người tiếp tay cho Satan, bởi vì ông đã đề nghị cho Đức Giêsu một con đường của Tên Cám Dỗ.
Đức Giêsu đã trách Phêrô "Satan, lui ra đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy" vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người".
Lời phản đối của Phêrô được dùng như một điển hình. Khi phải đối đầu với đau khổ, ông suy nghĩ như “loài người”, tức là duy lý, ích kỷ. Các tiêu chuẩn này của loài người không có giá trị gì trước nhan Thiên Chúa . Các môn đệ phải chấp nhận công việc của Đức Giêsu và phản ánh lối sống và sự đau khổ của Người. Vậy, sống và chịu đau khổ như Đức Kitô chính là nét tiêu biểu của đời môn đệ, của Hội Thánh vì tình yêu của Thiên Chúa đi qua Thập giá.
Tuy Thiên Chúa không muốn con cái Ngài phải đau khổ, nhưng Ngài có thể yêu cầu họ chấp nhận đau khổ, nếu nó phát sinh niềm vui cho kẻ khác.
Kinh nghiệm của Phêrô đã cảnh báo cho chúng con biết cái bản chất rất
mong manh, hay thay đổi, mà lại dễ ảo tưởng là mình “trước sau như một”.
Lạy Chúa, xin cho con luôn tỉnh thức với bản chất mong manh của mình và luôn biết chạy đến với Chúa và Mẹ xin được đoái thương và giữ gìn .
Lạy Chúa, xin cho con luôn tỉnh thức với bản chất mong manh của mình và luôn biết chạy đến với Chúa và Mẹ xin được đoái thương và giữ gìn .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét